Chia sẻ kinh nghiệm

Đại Dịch Cúm : Triệu Chứng Và Cách Phòng Tránh

hinh-1-dai-dich-cum

Đại dịch cúm đang bùng phát mạnh mẽ, trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Với tốc độ lây lan nhanh, virus cúm A không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở người già, trẻ nhỏ và những người có hệ miễn dịch suy yếu. Trước tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, hãy cùng SmartClean việc hiểu rõ về căn bệnh này và chủ động phòng tránh là điều cấp thiết để bảo vệ bản thân và gia đình.

hinh-1-dai-dich-cum

TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Ảnh hưởng của dịch cúm hiện nay tại Việt Nam

Từ đầu năm 2025, Việt Nam đã ghi nhận 912 ca mắc cúm, chủ yếu là các chủng cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B”- theo báo cáo từ Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế. Mặc dù chưa có dấu hiệu đột biến về trong quá trình nhiễm trùng và gây bệnh của vi khuẩn, nhưng số ca cúm nặng đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở những người có bệnh lý nền.

Tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội, tình trạng nhập viện do cảm cúm diễn biến phức tạp. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị 8 bệnh nhân cúm nặng, trong đó một trường hợp phải can thiệp ECMO. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, số ca mắc cúm A trung bình lên đến 10 trường hợp mỗi tuần, tăng gấp 6 lần so với tháng 12/2024.

Theo bác sĩ Bạch Thị Chính (Giám đốc Y khoa Tiêm chủng VNVC), cúm thông thường có thể gây sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, ho và thường hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, đối với nhóm nguy cơ cao, virus cúm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não. Đặc biệt, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ và những người mắc bệnh nền như tim mạch, phổi tắc nghẽn mãn tính, suy thận hay tiểu đường có nguy cơ diễn tiến nặng hơn khi mắc cúm.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc chủ động phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt là trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao.

hinh-2-tinh-hinh-dich-benh-cum-a

Tình hình dịch cúm A đang bùng phát trên thế giới

Từ cuối năm 2024 đến đầu năm 2025, tình hình dịch cúm A diễn biến phức tạp trên toàn cầu, ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe cộng đồng.Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 1 tỷ ca mắc cúm mùa, trong đó 3-5 triệu ca nặng và từ 290.000 đến 650.000 ca tử vong (theo Trạm y tế Quy Đức Medinet). Tại nhiều quốc gia, dịch cúm bùng phát mạnh vào mùa lạnh, gây áp lực lên hệ thống y tế. CDC khuyến nghị tiêm phòng cúm cho mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên để giảm nguy cơ nhập viện và tử vong.

Dịch bệnh cúm A tại Châu Âu

Châu Âu cũng ghi nhận số ca mắc cúm gia tăng đáng kể. Tại Bỉ, số lượt khám bệnh vì triệu chứng cúm năm 2025 tăng gấp đôi so với đỉnh dịch năm trước, đẩy nhiều bệnh viện vào tình trạng quá tải. Ở Anh, chính phủ ban hành lệnh cấm “tập trung gia cầm” nhằm kiểm soát dịch cúm A sau khi ghi nhận ca nhiễm virus A có thể lây lan từ gia cầm sang người. (Theo vneconomy.vn)

Dịch bệnh cúm A tại Châu Á

Tại Trung Quốc, Dịch cúm A đang lan rộng tại nhiều thành phố lớn thời điểm ghi nhận đầu tháng 2/2025, với số ca nhập viện tăng 50% so với cùng kỳ năm trước. Chính quyền Bắc Kinh và Thượng Hải đã ban hành khuyến cáo về tiêm phòng cúm, đặc biệt đối với trẻ em và người cao tuổi.

Tại Đông Bắc Á, Nhật Bản trong tuần cuối cùng của năm 2024 (từ ngày 23 đến 29-12), khoảng 5.000 cơ sở y tế tại Nhật Bản đã báo cáo tổng cộng 318.000 ca mắc cúm, cao gấp hơn ba lần so với cùng kỳ năm trước và phá kỷ lục kể từ khi Nhật Bản áp dụng phương pháp thống kê hiện hành vào năm 1999. 

Hàn Quốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cảnh báo tỷ lệ mắc cúm trong tuần cuối tháng 1 năm 2025 vẫn ở mức cao 30,4 ca/1.000 bệnh nhân ngoại trú

Dịch bệnh gây áp lực lên hệ thống y tế, nhiều bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải.. Trong bối cảnh dịch cúm tiếp tục diễn biến phức tạp, WHO nhấn mạnh tầm quan trọng của tiêm chủng, đặc biệt với nhóm nguy cơ cao, để giảm thiểu số ca bệnh nặng và tử vong.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA ĐẠI DỊCH CÚM 

hinh-3-nguyen-nhan-gay-ra-dich-benh-cum-a

Virus cúm A và các biến thể nguy hiểm

Virus cúm A là một loại virus thuộc họ Orthomyxoviridae, có khả năng lây lan mạnh và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe con người. Các biến thể của virus cúm A bao gồm H1N1, H3N2, và đặc biệt là H5N1 – nguyên nhân chính gây ra dịch cúm gia cầm hiện nay. Những biến thể này có khả năng lây lan nhanh chóng và biến đổi liên tục, khiến việc kiểm soát dịch bệnh trở nên khó khăn.

Con đường lây nhiễm của Cúm A

  • Lây qua đường hô hấp: Đường lây truyền của virus cúm A chủ yếu qua đường hô hấp. Khi một người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, các giọt bắn chứa virus sẽ phát tán trong không khí và dễ dàng lây nhiễm cho người khác.
  • Tiếp xúc bề mặt nhiễm virus: Virus cúm có thể tồn tại trên các bề mặt như tay nắm cửa, bàn ghế trong nhiều giờ.
  • Lây từ động vật sang người: Một số biến thể như dịch cúm H5N1 có thể lây từ gia cầm sang người qua đường hô hấp.

MỨC ĐỘ GÂY HẠI ĐẠI DỊCH CÚM VÀ TRIỆU CHỨNG BỆNH CÚM 

Những triệu chứng bệnh cúm phổ biến

Virus cúm A có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe con người, đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch yếu, người già và trẻ em. Các triệu chứng bệnh cúm bao gồm sốt cao trên 38°C, ho khan, đau họng, đau cơ, mệt mỏi suy nhược cơ thể và khó thở. Nếu không được điều trị kịp thời, cúm A có thể dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp và thậm chí tử vong.

Biến chứng nguy hiểm của cúm A

Viêm phổi cấp tính: Cúm A có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ hô hấp, dẫn đến suy hô hấp cấp (ARDS – Acute Respiratory Distress Syndrome). Đây là tình trạng phổi bị viêm nhiễm nặng, khiến quá trình trao đổi oxy bị cản trở, bệnh nhân có thể gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc thở.Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất, có thể gây suy hô hấp.

Viêm cơ tim: Cúm A không chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp mà còn có thể gây tổn thương trực tiếp đến tim, dẫn đến viêm cơ tim. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), khoảng 5-10% bệnh nhân nhập viện do cúm A gặp phải tình trạng viêm cơ tim, và trong một số trường hợp, biến chứng này có thể dẫn đến suy tim cấp tính.

Tổn thương thần kinh: Nguy cơ Viêm não do Virus cúm có thể gây viêm và sưng phù não, làm bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê hoặc co giật. Hội chứng Guillain-Barré (GBS) đã ghi nhận một bệnh lý hiếm gặp, trong đó hệ miễn dịch tấn công nhầm dây thần kinh, gây yếu cơ, tê liệt. Mất trí nhớ tạm thời, một số bệnh nhân gặp phải tình trạng suy giảm trí nhớ hoặc rối loạn nhận thức sau khi nhiễm cúm nặng.

Hội chứng suy đa tạng: Trong những trường hợp nặng, virus cúm có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, dẫn đến suy đa tạng (Multiple Organ Dysfunction Syndrome – MODS). Cơ chế gây bệnh: Virus cúm tấn công mạnh vào hệ miễn dịch, khiến các cơ quan như phổi, gan, thận, tim mạch bị quá tải và mất chức năng hoạt động.

CÁCH NHẬN BIẾT CÚM A SỚM NHẤT

Các triệu chứng cơ bản của cúm A bao gồm sốt cao, ho, đau họng, đau cơ, mệt mỏi và khó thở. Để phân biệt cúm A với các bệnh lý khác, người bệnh cần chú ý đến thời gian ủ bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Nếu có triệu chứng nghi ngờ sốt cao trên 39°C không giảm sau 3 ngày, khó thở, đau tức ngực, rối loạn y thức, chóng mặt nghiêm trọng nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Những điều cần làm trước, trong và sau khi bị bệnh Đại dịch cúm

Để phòng bệnh, mọi người cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý, tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn uống đủ chất, tập thể dục thường xuyên và tiêm phòng định kỳ. Việc duy trì một lối sống lành mạnh giúp cơ thể chống chọi tốt hơn với các tác nhân gây bệnh.

Khi mắc bệnh, người bệnh cần nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý dùng thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ có thể gây hại cho sức khỏe và làm tình trạng bệnh nặng thêm. Trong khi bệnh phát triển, người bệnh nên tránh tiếp xúc với mọi người xung quanh giảm tình trạng lây lan dịch bệnh. Người bệnh có thể đeo khẩu trang, vệ sinh tay, giữ khoảng cách xã hội, tránh tụ tập đông người. Trường hợp nặng, người bệnh nên cách ly đến khi bệnh khỏi hẳn và dùng thuốc đặc trị để tránh lây lan cho người khác.

Sau khi khỏi bệnh, người bệnh cần tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, duy trì vệ sinh cá nhân tốt và theo dõi sức khỏe thường xuyên. Việc tái khám định kỳ giúp phát hiện và xử lý kịp thời các biến chứng có thể xảy ra.

CÁCH PHÒNG TRÁNH ĐẠI DỊCH CÚM 

hinh-4-cach-phong-tranh-dai-dich-cum-a

Tiêm phòng vắc-xin dịch cảm cúm

Vắc-xin cúm giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ nhiễm bệnh, giảm triệu chứng nặng và hạn chế biến chứng. Để điều trị kịp thời không cho dịch bệnh lây lan các bác sĩ y khoa đã có các loại vắc-xin đặc trị giúp quá trình phát triển của virus giảm đi giúp người dân phòng ngừa dịch bệnh một cách hiệu quả nhất. Việc tiêm phòng cũng là một biện pháp quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và lây lan virus.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân

Để phòng tránh dịch cúm A, mọi người cần thực hiện các biện pháp cá nhân như đeo khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, và giữ khoảng cách xã hội. Ngoài ra, hạn chế tụ tập đông người và duy trì vệ sinh cá nhân tốt cũng giúp ngăn chặn sự lây lan của virus. Tại cộng đồng, cần thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh như tiêm phòng cho trẻ em và người già, phát hiện và cách ly kịp thời các ca bệnh, và triển khai các chương trình giáo dục cộng đồng về phòng chống dịch bệnh.

Sử dụng máy lọc không khí diệt khuẩn khử mùi Biozone của SmartClean

Một trong những giải pháp tiên tiến giúp giảm nguy cơ lây nhiễm Đại dịch cúm A là sử dụng máy lọc không khí diệt khuẩn biozone của SmartClean

  • Khử trùng mạnh mẽ: Tận dụng sức mạnh đã được chứng minh của đèn UV-C, loại bỏ vi khuẩn trong không khí với hiệu suất cao, giúp kiểm soát sự lây lan của bệnh nhiễm trùng.
  • Nâng cao chất lượng không khí: Công nghệ Photoplasma của Biozone không chỉ nổi tiếng bởi khả năng khử mùi mà còn có thể làm giảm mùi hôi, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi gây hại như Formaldehyde, TVOCs. Phương pháp tác động kép này tạo ra môi trường vệ sinh và thoải mái hơn, giúp không gian luôn trong lành.
  • Điểm nổi bật của máy là đạt hiệu quả khử trùng lên đến 99.99% đối với các loại vi khuẩn chính bao gồm: Cúm A (99,02%), Tụ cầu vàng (99,99%), Vi khuẩn Escherichia (99,99%), Covid-19 (99,99%)

NHỮNG THỰC PHẨM GIÚP TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG PHÒNG CHỐNG DỊCH CẢM CÚM 

hinh-5-thuc-pham-tang-suc-de-khang

Thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh cúm. Ngoài ra, các loại thực phẩm giàu kẽm như hải sản, thịt đỏ và các loại hạt cũng có tác dụng tăng cường sức đề kháng.

Thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, ngũ cốc và các loại đậu không chỉ giúp cải thiện hệ tiêu hóa mà còn hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Việc bổ sung đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể chống chọi tốt hơn với các tác nhân gây bệnh.

SMARTCLEAN-GIẢI PHÁP KHỬ MÙI VƯỢT TRỘI CHO SỨC KHỎE

hinh-6-may-khu-mui-biozone-smartclean

SmartClean tự hào là đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ khử mùi hiện đại, hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng. Với công nghệ khử mùi Photoplasma, các máy khử mùi của SmartClean không chỉ giúp làm sạch không khí mà còn loại bỏ các tác nhân gây bệnh trong không gian sống và làm việc.

Máy khử mùi SmartClean phù hợp để sử dụng trong mọi không gian, từ gia đình, văn phòng đến các khu vực công cộng. Việc sử dụng máy khử mùi SmartClean giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.

Đại dịch cúm là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt trong bối cảnh dịch cúm hiện nay đang bùng phát mạnh. Việc bảo vệ sức khỏe cá nhân và gia đình bằng cách tiêm vắc-xin, duy trì vệ sinh cá nhân và sử dụng máy khử mùi diệt khuẩn SmartClean là điều cần thiết.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Đại dịch cúm và cách phòng tránh hiệu quả. Bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình là điều vô cùng quan trọng trong thời điểm hiện nay. 

XEM THÊM

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.